Mùa xuân Tân Tỵ đặc biệt
Ngày 5/6/1911, ở tuổi 21, thầy giáo Nguyễn Tất Thành với tấm hộ chiếu mang tên Văn Ba, xin làm phụ bếp trên chiếc tàu La Touche Tréleville đi từ cảng Nhà Rồng sang Pháp. Từ đó, Người đã đến nhiều nước, làm nhiều nghề khác nhau, sống những tháng ngày vất vả chỉ với mục đích tìm ra con đường cứu nước. Những năm dài nơi xứ lạ, mỗi khi tiễn năm cũ qua, đón năm mới đến, Người đều hướng lòng về Tổ quốc:
Xuân ơi, Xuân rất mặn mà
Trông về cố quốc biết là Xuân đâu?
30 năm sau, ngày 28/1/1941 (mồng 2 Tết Tân Tỵ),

Nguyễn Ái Quốc cùng đoàn cán bộ cách mạng về nước. Khi bước đến bên cột mốc 108 trên biên giới Việt - Trung, địa phận thuộc xã Trường Hà, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng, Người đứng lặng hồi lâu, xúc động. Nhà thơ Tố Hữu đã viết những vần thơ nói lên khoảnh khắc ấy cùng sự vui mừng của Tổ quốc ta khi được đón Bác trở về:
Ôi sáng xuân nay, xuân 41
Trắng rừng biên giới nở hoa mơ
Bác về... im lặng. Con chim hót
Thánh thót bờ lau, vui ngẩn ngơ...
Chừng mươi ngày “ông Ké” sống với đồng chí, thăm, chúc Tết đồng bào Lần đầu tiên, sau 30 năm xa xứ, Bác lại được đặt hơi ấm của bàn chân lên đất mẹ,được hưởng một cái Tết cổ truyền thật ấm cúng và thật tình cảm với đồng bào ở ngay trên quê hương Việt Nam. Bài báo “Mừng Xuân mới nhớ Xuân cũ” của Bác viết năm 1956,ký bút danh C.B đăng trên Báo Nhân dân số 712 ra ngày 14/2/1956 (tức là ngày mồng 3 Tết Bính Thân) có kể lại: “Gần P.B phong cảnh rất đẹp: hai bên rừng cây xùm xòa. Giữa có suối nước chảy mạnh. Trên suối là “đại bản doanh” cách mạng. Gọi là nhà, thì nó không có nền. Gọi là thuyền, thì nó không có mui
Nhưng rất bí mật và rất tiện cho công việc” (P.B: Pác Bó), “Trong nhà thấy có một thùng gạo trộn ngô, một bát muối và một chai ớt. Đó là lương thực dự bị để mừng xuân”. “Tối ngày 30, cái hang đá gần trụ sở đã đầy những quà. Nào bánh chưng, thịt lợn, nào gạo nếp, trứng gà,... Mỗi quà đều kèm theo một bức thư vắn tắt, đại ý là: “Anh em lo làm việc nước. Tết nhất xa cửa xa nhà. Chúng tôi gửi đến chút quà, biếu các đồng chí ăn Tết”.Thư nào cũng không ký tên. Đó là những quà đồng bào bí mật gửi biếu cho cán bộ ăn Tết”.
Tranh vẽ Bác Hồ trở về Tổ quốc mùa xuân năm 1941
Bác đi ăn Tết cùng đồng bào, tay cầm gậy, quần xắn cao, trông giản dị, nhanh nhẹn trong bộ quần áo chàm người Nùng. Mỗi nhà mời Bác đến ăn cỗ, Bác đều mang đến một tờ giấy hồng điều chúc Tết và tự tay viết dòng chữ “Cung chúc tân niên”.
Như vậy, sau 30 năm bôn ba xứ người, Bác đã về nước vào mùa xuân Tân Tỵ năm 1941. Cao Bằng vinh dự được đón Bác Hồ, được Bác chọn làm căn cứ địa cách mạng đầu tiên. Từ mùa xuân ấy, sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta do Bác Hồ trực tiếp lãnh đạo đã chuyển sang một thời kỳ mới - thời kỳ nhiệm vụ giải phóng dân tộc đặt lên hàng đầu.
Sức mạnh lan tỏa từ thơ chúc Tết của Bác
Bác Hồ về nước vào những ngày Tết cổ truyền dân tộc năm 1941. Những ngày Tết đó, do phải giữ bí mật nên Bác chưa thể công khai chúc Tết đồng bào. Năm 1942 là năm thứ hai Bác ăn Tết trên quê hương. Mùa xuân ấy, Bác đã viết bài thơ chúc Tết đầu tiên, đăng trên báo Việt Nam Độc Lập:
Tháng ngày thấm thoắt chóng như thoi,
Năm cũ qua rồi chúc năm mới:
Chúc phe xâm lược sẽ diệt vong!
Chúc phe dân chủ sẽ thắng lợi!
Chúc đồng bào ta đoàn kết mau!
Chúc Việt Minh ta càng tấn tới!
Chúc toàn quốc ta trong năm này!
Cờ đỏ ngôi sao bay phất phới!
Năm này là năm rất vẻ vang,
Cách mệnh thành công khắp thế giới!
Bài thơ của Bác đã giải thích, tuyên truyền tình hình chuyển biến của cách mạng và kêu gọi đồng bào thực hiện nhiệm vụ mới. Mỗi lời chúc của Bác gắn với một nhiệm vụ cụ thể và cần thực hiện nhiệm vụ đó một cách khẩn trương, mạnh mẽ, đồng bào đoàn kết mau, Việt Minh càng tiến tới, Tổ quốc cờ bay phấp phới.
Cách mạng tháng Tám thành công, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ra đời, tổng tuyển cử bầu Quốc hội khóa đầu tiên… Xuân 1946,đây mới thực sự là cái Tết của nhân dân ta, vui Tết trong độc lập, tự do. Bác đã bày tỏ niềm vui ấy trong bài thơ gửi “Mừng báo Quốc gia” (tiền thân của Báo Nhân Dân ngày nay), giọng thơ đầy tự hào, trìu mến:
Tết này mới thực Tết dân ta,
Mấy chữ chào mừng báo Quốc gia.
Độc lập đầy vơi ba chén rượu,
Tự do vàng đỏ một rừng hoa,
Mọi nhà vui đón Xuân dân chủ,
Cả nước hoan nghênh phúc Cộng hoà.
Đồng bào và chiến sĩ ta vui mừng đón Tết nhưng không quên những chiến sĩ đang chiến đấu ở ngoài mặt trận. Trong thư chúc Tết năm 1946, những câu đầu tiên Bác gửi tới những chiến sĩ ngoài mặt trận dành cho các chiến sĩ. Trong thư bác viết: “Trong khi đồng bào đốt hương trầm để thờ phụng tiền nhân thì các bạn đốt thuốc súng để giữ gìn Tổ quốc. Trong khi đồng bào đốt pháo mừng xuân thì các bạn nổ súng chống địch. Các bạn hăng hái chống địch để đồng bào an toàn mừng xuân. Vậy nên đồng bào quyết không bao giờ quên công lao các bạn. Trong ba ngày Tết, đồng bào ai cũng đoàn tụ sum vầy xung quanh những bình hoa mâm bánh. Còn các bạn thì chịu ăn gió nằm mưa, lạnh lùng ở chốn sa trường. Song hình ảnh các bạn thì ấm áp trong lòng thân ái của mỗi một quốc dân. Tôi thay mặt Chính phủ và toàn quốc đồng bào chúc các bạn năm mới mạnh khỏe và thắng lợi.
Bao giờ kháng chiến thành công,
Chúng ta cùng uống một chung rượu đào.
Tết này ta tạm xa nhau,
Chắc rằng ta sẽ Tết sau sum vầy”.
Một năm sau, Tết Ðinh Hợi (năm 1947) là Tết đầu tiên nhân dân ta được đón nghe giọng nói ấm áp của Bác Hồ đọc thơ chúc Tết đồng bào cả nước và kiều bào ta ở nước ngoài qua làn sóng điện của Ðài Tiếng nói Việt Nam. Lời thơ Bác hào hùng, như lớp lớp sóng trào, cuồn cuộn đẩy tới và dâng cao, vừa thể hiện tinh thần chủ đạo toàn bộ đường lối, phương châm và tinh thần quyết tâm kháng chiến của nhân dân ta. Hơn thế, đồng bào vô cùng phấn khởi và hạnh phúc khi được nghe giọng nói trầm ấm của Bác. Bài thơ được Bác đích thân đọc tại nơi sơ tán của Ðài Tiếng nói Việt Nam, đặt tại chùa Trầm, huyện Chương Mỹ, Hà Nội.
Cờ đỏ sao vàng tung bay trước gió,
Tiếng kèn kháng chiến vang dậy non sông.
Toàn dân kháng chiến, toàn diện kháng chiến,
Chí ta đã quyết, lòng ta đã đồng.
Tiến lên chiến sĩ! Tiến lên đồng bào!
Sức ta đã mạnh, người ta đã đông.
Trường kỳ kháng chiến, nhất định thắng lợi!
Thống nhất độc lập, nhất định thành công!
Không dùng những từ ngữ bóng bảy, sáo rỗng, thơ chúc Tết của Bác có bố cục chặt chẽ, không chỉ tổng kết khái quát, đánh giá tình hình chính trị mà còn dự đoán diễn biến trong nước và quốc tế, nêu lên nhiệm vụ cho chiến sĩ và đồng bào. Đặc biệt, dù trong hoàn cảnh nào, thơ Bác cũng làm nổi lên vai trò của sự đoàn kết, tinh thần lạc quan về tương lai tươi sáng của đất nước, dân tộc, luôn động viên khuyến khích mọi người thi đua học tập, lao động, sản xuất và chiến đấu bảo vệ Tổ quốc.Những lời kêu gọi, những khẩu hiệu trong thơ bác đã thực sự biến thành sức mạnh giúp quân và dân ta làm nên những chiến công lẫy lừng.
Trong thư Chúc mừng năm mới, Tết Mậu Thân năm 1968, Sau khi điểm lại những thắng lợi của quân và dân ta ở cả hai miền Nam - Bắc trong năm 1967, Người chỉ rõ "Sang năm nay, bọn Mỹ xâm lược ngày càng bị động càng lúng túng, quân và dân ta thừa thắng xông lên, nhất định giành được nhiều thắng lợi to lớn hơn nữa". Cuối thư, Người chúc đồng bào và chiến sĩ cả nước bằng những vần thơ xuân quen thuộc, bài thơ này của Bác Hồ đã được nhiều nhạc sĩ phổ nhạc:
"Xuân này hơn hẳn mấy xuân qua,
Thắng trận tin vui khắp nước nhà.
Nam Bắc thi đua đánh giặc Mỹ,
Tiến lên!
Toàn thắng ắt về ta!"
Bác viết bài thơ vào đầu năm mà đúng cho cả năm, cả giai đoạn cách mạng. Nếu là dự báo thì là dự báo chính xác, là tiên tri thì là tiên tri kỳ diệu. Khắp nơi trên cả nước từ vùng quê đến thành thị, từ những công trường, chiến trường, mọi tầng lớp đồng bào, từ cụ già đến em nhỏ đều như có cái gì đó tin tưởng, hưng phấn lạ thường khi nghe bài thơ chúc Tết của Bác. Thực tế diễn ra đúng như thơ Bác, thắng lợi của cuộc tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968 đã làm “đảo lộn thế chiến lược của địch, làm phá sản chiến lược “chiến tranh cục bộ”, làm lung lay ý chí xâm lược của đế quốc Mỹ, buộc chúng phải xuống thang chiến tranh và ngồi vào bàn đàm phán với ta tại Hội nghị Pari”. Ta có điều kiện mở ra mặt trận tiến công mới về ngoại giao, mở ra cục diện "vừa đánh vừa đàm", kết hợp chặt chẽ đấu tranh quân sự - chính trị - ngoại giao để đánh thắng một kẻ địch hùng mạnh.
Chiến công nối tiếp chiến công. Tin thắng trận từ khắp các chiến trường miền nam dồn dập báo về chính là những bông hoa thơm dâng Bác, làm xúc động lòng Người. Từ tháng 1 đến tháng 5/1968, Bác đã làm tới 7 bài thơ liền. Bài thơ “Vô đề” của Bác với câu thơ cuối “Bỗng nghe vần “thắng” vút lên cao” đã nói lên sự vui mừng và tự hào khôn xiết của Bác. Bài thơ “Mậu Thân Xuân tiết”, bếp từ được Bác viết bằng chữ Hán, đã hòa quyện giữa cảnh sắc mùa xuân và niềm vui của lòng người:
"Tháng tư hoa nở một vườn đây,
Tía tía, hồng hồng đua sắc tươi.
Chim trắng xuống hồ tìm bắt cá,
Hoàng oanh vút tận trời.
Trên trời mây đến rồi đi,
Miền Nam thắng trận báo về tin vui".
Mùa xuân cuối cùng trước khi Người đi vào cõi vĩnh hằng, xuân Kỷ Dậu năm 1969, như thường lệ, giờ phút đón Xuân, cả nước im lặng, rưng rưng nghe thơ chúc Tết, nghe giọng nói hiền từ, ấm áp của Bác. Tuy nhiên, theo lời của đồng chí Vũ Kỳ, thư ký riêng của Bác, để có thể đọc mấy vần thơ chúc Tết chưa đầy một phút đồng hồ như vậy, để truyền được những cảm xúc ấy cho đồng bào, chiến sĩ ta, Bác đã phải luyện giọng kiên nhẫn, công phu suốt hơn một tháng trời. Sức khỏe của Bác đã kém nhưng Người không muốn tiếng nói của mình yếu gây lo lắng cho cán bộ và đồng bào. Từ trước Tết Kỷ Dậu hơn một tháng, sáng nào cũng vậy, ngủ dậy tập thể dục, đánh răng rửa mặt xong, Bác xuống nhà ăn ăn sáng. Ăn sáng xong là Bác ngồi vào chiếc bàn đồng chí Vũ Kỳ làm việc tập đọc, gắng sao cho rõ, to, không có tiếng thở. Ngày nào cũng như ngày nào, sau khi luyện đọc hồi lâu Bác mới lên nhà sàn làm việc. Hơn một tháng trời như vậy, Bác không bỏ luyện đọc một ngày nào. Đến ngày Đài Tiếng nói Việt Nam đến thu thanh, Bác dặn cán bộ kỹ thuật lưu ý tăng âm và Bác ngồi tại phòng tiếp khách, đọc những vần thơ chúc Tết lịch sử.
Năm qua thắng lợi vẻ vang,
Năm nay tiền tuyến chắc càng thắng to.
Vì độc lập, vì tự do,
Đánh cho Mỹ cút, đánh cho nguỵ nhào.
Tiến lên! chiến sĩ, đồng bào,
Bắc-Nam sum họp, Xuân nào vui hơn!
Dù bận trăm công ngàn việc nhưng cứ mỗi năm Tết đến Bác lại làm thơ chúc mừng năm mới gửi tới đồng bào, chiến sĩ và người Việt Nam ở nước ngoài, động viên đồng bào, chiến sĩ cả nước đoàn kết để đưa sự nghiệp kháng chiến mau đến thành công. quảng cáo nhanh: dịch vụ lắp đặt camera chất lượng, phân phối máy lọc nước kangaroo và máy lọc nước karofi chính hãng trên toàn quốc, bán các loại cân điện tử và đèn ngủ đẹp giá rẻ nhất.